Wednesday, October 20, 2010

Being Wanted

Chúc mừng anh Toàn đã đăng bài báo về trẻ em sinh năm tốt/xấu ở Việt Nam trên American Economic Journal: Applied Economics:

Do, Quy-Toan, and Tung D. Phung. 2010. "The Importance of Being Wanted." American Economic Journal: Applied Economics, 2(4): 236–53.
Abstract
We identify birth wantedness as a source of better child outcomes. In Vietnam, the year of birth is widely believed to determine success. As a result, cohorts born in auspicious years are 12 percent larger. Comparing siblings with one another, those of auspicious cohorts are found to have two extra months of schooling. The Vietnamese horoscope being gender-specific, this difference will be shown to be driven by birth planning. Children born in auspicious years are more likely to have been planned, thus benefiting from a more favorable growth environment. (JEL J12, J13, O15, P23, Z13)

Tăng trưởng và thay đổi chính trị

Bài này mới đăng trên American Economic Journal: Macroeconomics, một trong bốn tờ bào "chuyên đề" mới mở từ American Economic Review: Do Output Contractions Trigger Democratic Change? Câu hỏi của bài, như trong tên bài, là liệu khó khăn về kinh tế có dẫn đến chuyển đổi thể chế dân chủ trong ngắn hạn không. Bài sử dụng phương pháp dynamic panel và dùng instrumental variables (IV) để định dạng (identify) ảnh hưởng của tăng trưởng lên thay đổi thể chế, chứ không phải chiều ngược lại, hay có một yếu tố ẩn (omitted variable) ảnh hưởng đến cả hai. IV ở đây là những shock về khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ) và giá nguyên vật liệu. Sau đây là tóm tắt cụ thể. Như thường lệ, các bạn có thể tìm qua google scholar nếu không truy cập tực tiếp được.
Does faster economic growth increase pressure for democratic change, or reduce it? Using data for 154 countries for the period 1963–2007, we examine the short-run relationship between economic growth and moves toward and away from greater democracy. To address the potential endogeneity of economic growth, we use variation in precipitation, temperatures, and commodity prices as instruments for a country’s rate of economic growth. Our results indicate that more rapid economic growth reduces the short-run likelihood of institutional change toward democracy. Output contractions due to adverse weather shocks appear to have a particularly important impact on the timing of democratic change.
Kết quả này có thể không làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng nó đóng góp vào cuộc thảo luận về liên hệ giữa phát triển và thay đổi thể chế. Trong tranh luận về vấn đề này, câu hỏi chủ yếu là cần có thay đổi thể chế trước, hay cần có phát triển trước, trong đó phát triển ở đây được hiểu theo nhiều phương diện, từ tăng trưởng cho đến giáo dục. Kết quả của bài này ủng hộ luận điểm cần có thay đổi thể chế trước, vì tăng trưởng thậm chí giảm khả năng thay đổi thể chế trong ngắn hạn.

Tuesday, October 12, 2010

Những bài viết về giải Nobel Kinh tế 2010

Tôi thu thập ở đây một số bài viết về giải Nobel Kinh tế 2010 để tham khảo dần:

Ngoài ra các economist blogger khác cũng có chúc mừng và nhắc đến giải, nhưng chưa có nhiều thông tin gì thêm.

Đây là một số bài tổng hợp các nghiên cứu về mô hình search trong labor và monetary economics. Với scholar.google.com, nếu bạn nào không có access vào bản chính thì có thể tìm được các version là working paper.

Monday, October 11, 2010

Nobel Kinh tế học 2010 - Kết quả

Vừa có kết quả giải Nobel kinh tế học năm nay, giải được trao cho Peter Diamond, Dale Mortensen và Christopher Pissarides cho mô hình search friction trong thị trường lao động. Tôi có nhắc đến Peter Diamond trong bài trước, chủ yếu vì ông đã tương đối già và đã đến lúc nhận giải (không chỉ về mô hình search friction). Mấy tháng trước nói chuyện trong trường, mấy cậu đồng nghiệp cũng nghĩ mô hình này sớm muộn sẽ được giải, nhưng cũng cảm giác rằng bây giờ vẫn hơi sớm. Quả thực là ý tưởng từ mô hình của Diamond xuất phát từ đầu những năm 1980, nhưng mô hình của Mortensen và Pissarides thì khá muộn (giữa những năm 1990).

Kết quả này hẳn sẽ làm hài lòng rất nhiều người nghiên cứu kinh tế vĩ mô dưới góc nhìn search friction, bao gồm cả thị trường lao động lẫn các câu hỏi về tiền tệ, tín dụng vv. Hai năm vừa rồi trường tôi cũng phỏng vấn nhiều người làm lý thuyết trong lĩnh vực này, nhưng cuối cùng không tuyển ai. Bây giờ muốn tuyển chắc là sẽ khó khăn hơn, vì giá trị của họ hẳn đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt trong thị trường academic, search friction có thể rất lớn :-).

Có thời gian tôi sẽ viết một bài giới thiệu tử tế sau.

Sunday, October 10, 2010

Microblogging và sự ám ảnh hiện sinh (existential anxiety)

Đợt trước tôi có nghe thuyết trình về bài nghiên cứu tâm lý này (các tác giả ở NTU và SMU), cũng vui vui. Dưới đây là tóm tắt:
Abstract. This research aims to understand the psychological motives behind microblogging. We conducted two studies to investigate if social exclusion and existential anxiety would lead to a high tendency to microblog. Our results show that participants did not use microblogging to satisfy their needs for social connection and affiliation, but highly extraverted participants did use it to relieve their existential anxiety.
Kết luận thì cũng có phần vội vã, nhưng cũng đem lại một câu chuyện thú vị về (micro)blogging: Nếu các bạn được mớm để nghĩ đến cái chết, thì những bạn hướng ngoại sẽ có khuynh hướng kể lể trên twitter hơn bình thường. Cũng có thể đúng cho cả blogspot nữa :).

Prediction markets

Prediction markets là các thị trường giao dịch các hợp đồng tiên đoán, tức là hợp đồng được và chỉ được thanh toán dựa vào một sự kiện đặc biệt nào đó. Ví dụ sát nhất là các hợp đồng tiên đoán giải Nobel mà tôi trích dẫn hôm trước. Về bản chất đây là một cuộc cá cược/đánh bạc giữa những người tham gia giao dịch (chứ không có nhà cái), và tỷ lệ đánh cược tùy thuộc vào cung và cầu của thị trường. Có thể xem thêm về thị trường này qua các bài của Wolfers và Zitzewitz trên NBER.org, mà tiêu điểm là nghiên cứu cùng với Snowberg về ảnh hưởng của tổng thống Dân chủ so với Cộng hòa đối với thị trường chứng khoán. Cũng có một số nghiên cứu khác như của Charles Manski. (Các bạn không truy cập trực tiếp vào journal có thể dùng scholar.google.com để tìm ra những bản working paper dễ dàng.) Hiện ở Mỹ dạng thị trường này còn bị giới hạn rất nhiều về mặt pháp luật vì nó mang hình thức đánh bạc qua mạng, vì thế đã có một bài viết trên tạp chí Science, được rất nhiều nhà kinh tế có tên tuổi ký tên, đề xuất mở cửa dạng thị trường tiên đoán.

Tôi nhắc đến thị trường này vì hôm nay có xem lại tỷ lệ tiên đoán giải Nobel trên ipredict.co.nz, và một lần nữa lại thấy tổng xác suất của các sự kiện (dựa trên giá các hợp đồng) lớn hơn 100% (tôi đã từng thấy điều này nhiều lần trên intrade.com). Hiện tượng này dẫn đến khả năng kiếm tiền chắc ăn (arbitrage): nếu tôi bán cùng một lúc hợp đồng tiên đoán tất cả các khả năng, thì tôi sẽ chắc chắn kiếm được tiền (xác suất 100%) nhiều hơn số tiền tôi sẽ phải thanh toán. Lý do là vì lượng giao dịch của các hợp đồng không cao, nên giá của mỗi hợp đồng không phản ánh chính xác xác suất được cả thị trường tiên đoán, mà chỉ là xác suất của những người tham gia thị trường đó thôi. Thêm vào đó, những người tham gia vào một thị trường nhỏ thường có xu hướng tâm lý phóng đại xác suất một sự kiện lên (như lý thuyết Prospect của Kahneman và Tversky). Tổng hợp lại, tổng xác suất của các sự kiện có thể xảy ra sẽ lớn hơn 100%. Và cũng chẳng ai buồn kiếm tiền dựa vào sự chênh lệch này (arbitrage), vì thị trường quá mỏng và không kiếm được mấy.

Có thể hiện tượng này cũng giải thích bằng mô hình tài chính kiểu CAPM, nhưng tôi nghĩ là sẽ dẫn đến các tham số bất hợp lý, vì giá trị của các giao dịch ở đây quá nhỏ đối với mức sống bình thường

Nguồn gốc thể chế và ảnh hưởng lâu dài

Nghiên cứu về tầm quan trọng của các thể chế kinh tế, xã hội, chính trị là một nhánh chính yếu của kinh tế học, nhất là từ phong trào "kinh tế thể chế mới" bắt nguồn cách đây hơn 20 năm. Một trong những kết quả thường được đảo đi đảo lại là nguồn gốc của thể chế có ảnh hưởng lâu dài đến phát triển kinh tế. Ví dụ thứ nhất là những nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn gốc thực dân lên hệ thống luật pháp và thể chế (Laporta, Lopez-de-Silanes, Shleifer, Vishny), mà chủ yếu là so sánh giữa hệ thống civil law (gốc Pháp) và hệ thống common law(gốc Anh), theo đó các nước có nguồn gốc common law thường có kết quả phát triển kinh tế tốt hơn. Ví dụ thứ hai là tập hợp nghiên cứu về thể chế thực dân mang tính bóc lột hay xây dựng (Acemoglu, Robinson), theo đó không phân biệt nguồn gốc luật pháp, ở những nơi khó định cư thì thực dân phương Tây áp đặt thể chế bọc lột, từ đó ảnh hưởng lâu dài đến thể chế sau này (kể cả sau khi các nước thuộc địa giành độc lập), rồi ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Khó khăn điển hình của tất cả những nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này là việc không thể định dạng (identify) chính xác được đâu là tác động của thể chế, đâu là tác động của các yếu tố khác, bao gồm rất nhiều đặc điểm riêng về văn hoá, địa lý, lịch sử, nhân chủng của mỗi quốc gia. Ngay cả nghiên cứu của Acemoglu, Johnson và Robinson sử dụng tỷ lệ tử vong của người định cư phương Tây cũng có những thiếu sót khó tránh khỏi.

Để giải quyết vấn đề định dạng (identification), phương hướng đi sâu là tìm những thí nghiệm tự nhiên, trong đó các nước/lãnh thổ vì một lý do ngẫu nhiên nào đó bị chiếm đóng và được du nhập thể chế kiểu Anh, thay vì kiểu Pháp (hơn nữa, lý do này không ảnh hưởng đến các yếu tố khác). Rất khó tìm được những thí nghiệm tự nhiên như vậy. Ví dụ có nghiên cứu của Acemoglu, Cantoni, Johnson, Robinson dựa vào sự chiếm đóng của quân đội Napoléon ở các bang của Đức để tìm hiểu ảnh hưởng của sự giải phóng về thể chế (kết quả là tác động tốt của thể chế Napoléonean) (bài này cũng đã được diễn giải trên voxeu).

Việc tìm được một thí nghiệm tự nhiên tốt về vấn đề nguồn gốc thể chế sẽ dẫn đến những kết quả mạnh và có ảnh hưởng lớn trong kinh tế thể chế. Đây cũng là một câu hỏi mà tôi vẫn thường nghĩ. Hiện giờ, tôi có những ý tưởng rất sơ khai như sau:
  1. Có thể tìm hiểu những nhượng địa ở Thượng Hải: nhà Thanh phải ký nhiều hiệp ước nhượng đất cho các cường quốc phương Tây, đặc biệt ở Thượng Hải. Có thể những nhượng địa này chịu ảnh hưởng lâu dài của các thể chế khác nhau. Tuy vậy, tôi cảm giác rằng hướng này không đi đến đâu, vì nước Trung Quốc của Mao Trạch Đông đã nhổ tận gốc những mầm mống thể chế trước đó. May ra nếu tìm được dữ liệu chi tiết của các nhượng địa này vào thời 1950-1955 thì còn có thể thấy tác động; tuy nhiên điều này không khả thi.
  2. Có thể tìm hiểu sự di cư của người Hoa đến các nước Đông Nam Á. Địa điểm di cư về cơ bản không ngẫu nhiên; tuy vậy dường như người Hoa di cư đến những địa điểm đã có sẵn người Hoa, và điều này có thể lùi lại nhiều thế kỷ đến thời kỳ Trịnh Hoà đi thám hiểm Đông Nam Á (có thể giả sử rằng địa điểm dừng chân khá ngẫu nhiên). Để chính xác hơn, có thể hạn chế vào một quốc gia, chẳng hạn như Malaysia. Nghiên cứu này có thể cũng thú vị, nếu như có đủ dữ liệu để làm. Câu hỏi ở đây không hẳn là về thể chế chính trị và kinh tế của phương Tây, mà là về thể chế xã hội và kinh tế của một bộ phận quan trọng người nhập cư có nguồn gốc khác hẳn với người bản địa.
Tôi cảm giác là ở Việt Nam, ngay giữa các huyện, xã cũng có chênh lệch rất nhiều về thể chế xã hội, vốn dĩ xuất phát từ lịch sử của tính độc lập tương đối trong văn hoá xóm làng. Ví dụ, có những làng xã có gốc ngành nghề từ lâu, kể cả nghề ăn mày, và những làng xã này rất khác những làng xã làm nghề nông thuần tuý. Tuy vậy, khó xác định được một nguồn gốc ngẫu nhiên của những làng xã này. Nếu tìm được một nhân tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến nguồn gốc của làng xã, thì sẽ có nghiên cứu rất thú vị về sự chuyển biến của làng xã trong thời kỳ Đổi Mới. Câu hỏi ở đây là liệu những làng xã có văn hoá công nghiệp hay văn hoá kinh doanh có thích nghi, biến chuyển và phát triển khác với các làng xã có văn hoá nông nghiệp hay không. Đây là một câu hỏi đáng nghĩ.

Monday, October 4, 2010

Nobel Kinh tế học 2010

Năm nay tôi không chú ý lắm đến giải Nobel kinh tế, nếu như không có một lời mời viết bài bình luận về giải. Tôi bắt đầu tìm hiểu những dự đoán về giải, và phát hiện ra là advisor của mình, Alberto Alesina, cũng nằm trong số ít người được Thomson Reuters dự đoán cho giải Nobel kinh tế năm nay. Những người còn lại là Kyotaki, Moore và Kevin Murphy. Thú thực là tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu một trong những người này được nhận giải năm nay. Họ đều có những công trình đặt nền tảng cho nhiều lĩnh vực trong kinh tế học, nhưng có thể nói những công trình này còn "quá sớm" để có thể trao giải. Công trình của Alesina về mô hình các yếu tố kinh tế chính trị trong kinh tế vĩ mô bắt đầu từ nửa sau những năm 1980. Mô hình Kyotaki-Moore thì mới được hơn 10 năm, còn các công trình của Kevin Murphy (đối với Murphy thì phải nói đến tổng thể các công trình) cũng thuộc vào thời kỳ nửa sau thập kỷ 1980 trở đi. Vì vậy khả năng được giải trong ngành Kinh tế rất ít. Thomson Reuters vẫn hay đưa ra những dự đoán Nobel Kinh tế mà không hề quan tâm đến vấn đề này (ví dụ năm trước có dự đoán Ernst Fehr chẳng hạn).

Quay lại dự đoán năm nay, tôi nghĩ là không có gì khác nhiều so với năm trước. Có khác chăng là năm nay sẽ loại bỏ những người hoạt động trong lĩnh vực được trao giải năm trước, chẳng hạn như bộ ba Sanford Grossman - Oliver Hart - John Moore (cùng là John Moore mà Thomson Reuters dự đoán, nhưng cho một công trình khác hẳn). Những tên tuổi vẫn đáng để mắt tới là Barro, Fama & French, Hansen & Sargent, Thaler, nhất là người đã lớn tuổi thì có Peter Diamond, Auerbach, Feldstein, Dixit.

Để đến thứ hai tới xem kết quả ra sao.

Update: Hôm nay xem qua trên mạng thấy nhiều người đề xuất trao giải cho Granovetter cho cống hiến về economic sociology, theo xu hướng của Ostrom năm ngoái. Cũng sẽ là một giải thưởng thú vị, và chắc sẽ tăng interest về nghiên cứu về social network, một chuyên ngành của tôi. Nhưng mọi người cũng nghĩ năm ngoái mới cho một "outsider" như Ostrom thì lại phải đợi thêm lâu lâu nữa. Trước Ostrom có Kahneman cũng là outsider, mặc dù nghiên cứu của Kahneman thì đã được biết rộng rãi trong giới behavioral economists.

Update: Một ý khác mới nghĩ đến hôm nay: trước giờ có 2 phân ngành hay được giải, là econometrics và finance, vì hai ngành này thuộc dạng "technical" (finance ở đây là market finance). Hai ngành này cũng chưa được them giải nào suốt mấy năm nay rồi, nên có thể giải thưởng lại quay lại. Nếu quả có vậy, econometrics thì có thể đề cử Chris Sims, Hansen và Sargent (Sargent thì không hẳn là econometrician), còn finance thì tôi không rõ lắm, ngoài Fama - French (mà nhiều người nói là sẽ không đươc giải sau vụ financial crisis). Về corporate finance, behavioral finance thì có thể nhắc đến Jensen hay Thaler, nhưng nghĩ lại thì khả năng cũng thấp.

Update: Hôm nay blog của Mankiw có chỉ đến tỷ lệ đặt cược giải Nobel kinh tế trên ipredict.co.nz. Theo đó, Thaler và Shiller dẫn đầu (nhưng Shiller cũng còn trẻ quá), rồi đến Hart (cùng lĩnh vực với Williamson năm ngoái), Tirole (hơi trẻ), Weitzman và Nordhaus (về kinh tế môi trường, cũng khó biết được), vv. Trong list này có tên của Tullock, Peltzman và Posner, tôi hơi ngạc nhiên. Tullock rất xứng đáng, và trước đây đáng ra Tullock nên được giải cùng Buchanan (đã nhận giải từ thập kỷ 1980), nhưng có thể hồi đó ông còn quá trẻ. Nếu giải được trao cho lĩnh vực Luật và Kinh tế (Law and Economics), thì ngoài Posner còn có Shivell cũng có ảnh hưởng rất lớn. Cũng có thể lắm.